Nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây nên cùng với sụt lún đất đang là vấn đề cấp bách trên toàn châu Á. Gần đây, chính phủ Indonesia thông báo sẽ chuyển thủ đô ra khỏi Jakarta, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là đô thị này có nguy cơ sẽ chìm nghỉm dưới nước chỉ trong vòng ba chục năm tới.
Nguy cơ cận kề
Các nhà khoa học dự báo rằng nước biển sẽ dâng từ 0,3 tới 2,5 mét vào năm 2100. Điều này khiến nhiều vùng ven biển gặp nguy hiểm gây thảm họa tiềm tàng cho các thành phố lớn. Trong 10 thành phố chính bị đe dọa nhiều nhất bởi nước biển dâng có tới bảy thành phố ở châu Á. Đứng đầu danh sách là Jakarta, nơi một số vùng đã thay đổi tới ba mét trong vòng ba thập niên qua (bao gồm nước biển dâng và tỉ lệ đất bị sụt lún). 40% vùng đô thị Jakarta với 30 triệu dân giờ nằm dưới mực nước biển. Bộ nghề cá và biển của Indonesia ước tính đất nước mất gần 1950 ha đất ven biển hằng năm. Giờ đây Jakarta bị ngập nước thường xuyên từ triều cường, đang chìm xuống 25 cm so với thập niên vừa qua. Đây là một trong những lý do khiến chính phủ quyết định dời thủ đô tới Đông Kalimantan ở Borneo vào năm 2024. Continue reading