The importance of Urban Climate Resilience

The government of Vietnam has recognized that urban areas in Vietnam will be significantly affected by climate change.  Research also highlights how urban development, when unplanned and uncoordinated, can exacerbate risks associated with climate change.  For decision-makers and planners in a rapidly urbanizing country, climate change adaptation can build on lessons from years of development and disaster risk reduction experience in Vietnam and elsewhere.  Yet it also presents many new unknowns and challenges to traditional ways of planning.

In recognition of these challenges, many private and civil society organizations, local and national government and international organizations are turning to the concept of “resilience.“  Resilience provides an important new way of planning for an uncertain future, reminding us of the need for flexible, transparent, and learning-oriented institutions; households and organizations that can prepare for and respond actively to shocks; physical systems that provide services in a variety of ways and are designed to fail safely.[1]

In Vietnam, practitioners recognize that building climate change resilience is, in many ways, a learning and problem-solving process that can be facilitated by collaborating with others. There is therefore growing interest in the potential role and contribution of communities of practice in efforts to better understand and undertake vulnerability reduction interventions in the urban sector.

For more information on Urban Climate Resilience, please refer to the article below:

[1] Tyler, S. and Moench, M. (2012). A Framework For Urban Climate Resilience. Climate and Development, Volume 4, Issue 12. http://www.tandfonline.com/eprint/VaVMpErdVGCNYa82jefg/full

Tầm quan trọng của khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu ở đô thị

Chính Phủ Việt Nam đã nhận thấy rằng các khu vực đô thị Việt Nam sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi BĐKH. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quá trình phát triển đô thị thiếu quy hoạch và không đồng bộ có thể làm trầm trọng thêm các rủi ro liên quan đến BĐKH. Với các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch tại các nước với tốc độ đô thị hóa nhanh, quá trình thích ứng với BĐKH có dựa trên những bài học kinh nghiệm về phát triển và giảm thiểu rủi ro thiên tai từ nhiều năm ở Việt Nam và các quốc gia khác. Tuy nhiên, quá trình hoạch định này cũng đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức mới đối với phương pháp quy hoạch truyền thống.

Để đối phó với những thách thức này, nhiều tổ chức tư nhân và tổ chức xã hội, chính quyền các địa phương và quốc gia, cũng như các tổ chức quốc tế đang bắt đầu áp dụng khái niệm về “khả năng thích ứng”. Đây là một phương pháp mới và rất quan trọng về lập kế hoạch cho bối cảnh một tương lai mang nhiều tính bất định, trong đó nhấn mạnh vào tính cần thiết của các thể chế linh hoạt, minh bạch và sẵn sàng học hỏi; các hộ gia đình và tổ chức có khả năng chủ động chuẩn bị và ứng phó với các cú sốc; các hệ thống hạ tầng cung cấp dịch vụ đa dạng có thiết kế đảm bảo tính an toàn khi có sự cố xảy ra. [1]

Tại Việt Nam, các chuyên gia ghi nhận rằng xét về nhiều khía cạnh, việc xây dựng khả năng thích ứng với BĐKH là một quá trình học hỏi và giải quyết vấn đề có thể được thúc đẩy nhờ quá trình hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan. Dó đó, ngày càng có nhiều mối quan tâm đối với vai trò tiềm năng và các đóng góp của cộng đồng hành động trong nỗ lực tìm hiểu và triển khai các biện pháp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở khu vực đô thị.

Để biết thêm thông tin về Khả năng thích ứng với BĐKH, tham khảo tài liệu dưới đây:

[1] Tyler, S. and Moench, M. (2012). A Framework For Urban Climate Resilience. Climate and Development, Volume 4, Issue 12. http://www.tandfonline.com/eprint/VaVMpErdVGCNYa82jefg/full

 

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s