Đà Nẵng nhân rộng mô hình nhà chống bão cho người nghèo ở vùng đô thị

Chiều ngày 12/5, Văn phòng Biến đổi khí hậu phối hợp Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức Hội thảo khởi động “Thực hiện các sáng kiến khuyến khích làm nhà ở chống biến đổi khí hậu cho người nghèo ở vùng đô thị Việt Nam”. Hội thảo nhằm quảng bá thông tin và kế hoạch triển khai của Dự án, được Quỹ Phát triển Bắc Âu chính thức tài trợ thông qua đơn vị tư vấn VISTA ANALYSIS.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết tặng hoa lưu niệm cho đại diện các cơ quan, đơn vị nghiên cứu của dự án

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết tặng hoa lưu niệm cho đại diện các cơ quan, đơn vị nghiên cứu của dự án

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết chia sẻ, kể từ năm 2005, thành phố đã chú trọng triển khai Chương trình an sinh xã hội, trong đó Nhà ở là một trong những nội dung trọng tâm, được thể hiện trong Chương trình “3 có”: Có nhà ở, có việc làm, có lối sống văn minh, đô thị. Đặc biệt, vấn đề nhà ở an toàn cho cộng đồng, người dân thành phố trước những cơn bão, lũ là một trong 04 mục tiêu trọng tâm nghiên cứu trong quá trình xây dựng Chiến lược về khả năng chống chịu, thuộc khung Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu – 100RC. Chính vì vậy, việc triển khai dự án vào thời điểm này là vô cùng phù hợp. Theo đó, ông chỉ đạo Văn phòng Biến đổi khí hậu tiếp tục làm việc với ISET, đoàn dự án và các đơn vị để nghiên cứu, tham mưu cho thành phố tích hợp hoạt động của dự án này. Bên cạnh đó thành phố cần phải kết nối giữa các đối tác hỗ trợ về lĩnh vực nhà ở như Công ty Tái bảo hiểm quốc tế SwissRe, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam Vinare, Công ty Sơn AkzoNobel. Với cách tiếp cận này, lĩnh vực Nhà ở cho người dân ở Đà Nẵng sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Là một thành phố ở ven biển miền Trung, dù nhận được rất nhiều lợi ích về du lịch, khai thác chế biến thủy hải sản… nhưng Đà Nẵng thường xuyên phải gánh chịu những ảnh hưởng, hậu quả nghiêm trọng của thiên tai như bão, lũ. Vấn đề nhà ở an toàn trước bão, lũ của người dân luôn là một trong những thách thức lớn đối với chính quyền thành phố khi phải đối mặt với các trận bão, siêu bão ngày càng gay gắt hơn. Các giải pháp ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ sau thiên tai thường được áp dụng cho các hộ nghèo nhưng chưa có sự hỗ trợ phòng ngừa. Mặc khác cơ chế ưu đãi các để các hộ nghèo tham gia xây dựng nhà ở chống bão, lũ còn hạn chế.

Theo số liệu khảo sát về điều kiện nhà ở trên địa bàn thành phố đối với nhà kiên cố 92.152 căn, nhà bán kiên cố 107.270 căn, nhà đơn sơ 1.264 căn, nhà tạm 3.349 căn. Tỷ lệ nhà tạm, nhà không kiên cố còn nhiều, khó có khả năng chống chịu trước bão, lũ. Người dân khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước do thiếu giấy tờ chứng nhận liên quan nên không thể cải tạo hoặc vay vốn để xây dựng mới hay sửa chữa lại ngôi nhà của mình.

Năm 2011, được sự đồng ý của UBND thành phố Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã trở thành đối tác chính thực hiện Dự án “Nhà ở chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu”, áp dụng thí điểm tại 8 xã, phường của thành phố. Tổng số căn nhà dự kiến được hỗ trợ sửa chữa, xây mới là 425 căn có khả năng chống bão cấp 12. Đến nay dự án đã hoàn thành được 414 căn, hoàn thành sớm trước 1 năm. Tổng nguồn vốn được giải ngân gần 10 tỷ đồng.

Thực tế đã chứng minh thành công của dự án khi cơn bão số 11 (bão Nari) năm 2013 đổ bộ vào Đà Nẵng với sức gió cấp 12, giật trên cấp 13, tương đương với 130km/h đã làm sập và tốc mái hàng nghìn ngôi nhà với tổng thiệt hại ước tính 41 triệu USD, hơn 800 tỷ đồng, tuy nhiên qua kiểm tra, khảo sát thì 244/245 căn nhà xây dựng chống bão đều an toàn (01 căn bị đổ tường do đang trong thời điểm xây dựng). Trong khi đó những hộ dân bên cạnh và các công trình công cộng xung quanh đều bị thiệt hại nặng nề.

160512. Bắc Âu 7

Mô hình nhà chống bão trong trường hợp bão

Mô hình nhà chống bão trong trường hợp bão

Mô hình nhà chống bão trong trường hợp lũ lụt

160512. Bắc Âu 8

Mô hình nhà chống bão trong trường hợp lũ lụt

Với những thành công đó, Quỹ Phát triển Bắc Âu đã chọn Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trở thành một trong bốn đối tác tham gia triển khai dự án “Thực hiện các sáng kiến khuyến khích làm nhà ở chống biến đổi khí hậu cho người nghèo ở vùng đô thị tại Việt Nam”. Mục tiêu của dự án là gia tăng số lượng nhà ở có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, có thể chịu được các cơn bão và lũ lụt phù hợp với lợi ích của các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Theo kế hoạch thực hiện dự án sẽ triển khai thí điểm 100 căn đầu tiên với các cơ chế ưu đãi và thực hiện bảo hiểm nhà ở đối với những căn nhà này. Thời gian thực hiện dự án là 30 tháng. Đối với dự án này, người dân nghèo có cơ hội tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ưu đãi để sửa chữa, xây dựng mới căn nhà của mình. Thông qua các tổ chức, hội đoàn thể, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, người nghèo được tiếp cận được nguồn vốn, được hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế, xây dựng nhà ở chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các thiết kế được hỗ trợ với nhiều sáng tạo có thể ứng dụng phù hợp với người dân như công trình xanh, thiết kế tiết kiệm năng lượng…

Dự án có kinh phí 22 tỉ đồng, trong đó vốn ODA không hoàn lại hơn 12 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng huy động từ Vista Analysis, ISET, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và các hộ gia đình được xây mới, sửa chữa nhà…

Tác giả: Phương Linh, CCCO Đà Nẵng

(Nguồn: http://ccco.danang.gov.vn/)

Văn phòng thuộc Ban chỉ đạo thành phố Ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng

Chánh Văn Phòng: Ông Đinh Quang Cường

Địa chỉ: Tầng 13, Trung tâm hành chính thành phố, số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0511.3888508 – Fax: 0511.3825321

Email: danang.ccco@gmail.com – Website: http://ccco.danang.gov.vn/

This entry was posted in Climate Change, disaster risk reduction, flood management, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt and tagged , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s