Chia sẻ và hợp tác nhằm xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH: Các nội dung giá trị từ hội thảo UCR-CoP tháng 6/2015

CoverChia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ các dự án đào tạo, nghiên cứu và lập kế hoạch thích ứng với BĐKH tại Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội hợp tác tiềm năng là mục tiêu chính của tất cả 30 thành viên tham dự hội thảo chia sẻ của UCR-CoP. Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 16/06/2015 với sự góp mặt của các nhà nghiên cứu, những người làm công tác giáo dục đào tạo, các sinh viên, nghiên cứu sinh đến từ các viện trường và trung tâm đào tạo về đô thị và BĐKH, cùng đại diện của các đơn vị khác nhau của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, và các tổ chức phi chính phủ và đơn vị tư vấn tại Việt Nam.

Hội thảo đã tạo cơ hội để các thành viên cùng chia sẻ và học hỏi các thông tin, kinh nghiệm giá trị qua ba bài trình bày chính và một loạt chia sẻ ngắn từ các thành viên của UCR-CoP.

Kinh nghiệm từ khóa đào tạo cho các kiến trúc sư và người làm công tác quy hoạch về Thích ứng với BĐKH – Giáo sư TS. Đỗ Hậu, Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị (VUPDA)

Dr. Do Hau answering questions on the training courses.

TS. Đỗ Hậu trả lời câu hỏi của thành viên về các khoá đào tạo

TS. Đỗ Hậu đã chia sẻ với hội thảo về dự án đào tạo chuyên môn cho các nhà quy hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị về thích ứng với BĐKH với ba hợp phần: (1) Đánh giá nhu cầu đào tạo; (2) Xây dựng nội dung đào tạo; và (3) Triển khai thí điểm các khóa đào tạo tại sáu tỉnh thành của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Lạt và Lào Cai.

Kết quả khóa đào tạo đã cho thấy mối quan tâm lớn của đội ngũ cán bộ chuyên môn thuộc lĩnh vực đô thị về các vấn đề mang tính căn bản trong công tác quy hoạch và xây dựng đô thị thích ứng với BĐKH, đó là về cách tiếp cận thích ứng với BĐKH, đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng, sự hợp tác giữa nhà nước và cộng đồng, cũng như học hỏi các kinh nghiệm trên thế giới về lĩnh vực này. Bản tổng hợp các bài giảng và các nghiên cứu điển hình của dự án đào tạo được chia sẻ tại đây.

Khung nghiên cứu và chương trình học bổng của dự án UCRSEA – TS. Nghiêm Phương Tuyến, Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET)

Dr Tuyen Scholarship_03

Phần trình bày đã dành được nhiều sự quan tâm từ các thành viên UCR-CoP là sinh viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia hội thảo. TS. Tuyến đã giới thiệu về chương trình nghiên cứu Xây dựng khả năng chống chịu với BĐKH của đô thị trong quan hệ đối tác khu vực Đông Nam Á (UCRSEA) mà ISET và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đang triển khai tại Việt Nam. Đây là cơ hội cho các sinh viên của Việt Nam đăng ký nhận học bổng cho chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ của dự án nếu quan tâm tới các vấn đề sau đây:

  1. Tác động của BĐKH đối với các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương ở khu vực Đông Nam Á;
  2. Quản trị đô thị bao hàm khả năng chống chịu với BĐKH và công bằng; và
  3. Tăng cường năng lực của cá nhân, nhóm và tổ chức để cải thiện điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đô thị, đặc biệt là nhằm ứng phó với BĐKH.

Mọi thông tin liên quan đến dự án cũng như chương trình học bổng, xin liên hê TS. Nghiêm Phương Tuyến theo địa chỉ tuyen@i-s-e-t.org .

Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh có thể điều phối quá trình lập kế hoạch thích ứng với BĐKH hay không? Bài học từ chương trình ACCCRN – TS. Stephen Tyler, ISET-Việt Nam

TS. Stephen Tyler chia sẻ bài học từ dự án Văn phòng điều phối về BĐKH

TS. Stephen Tyler chia sẻ bài học từ dự án Văn phòng điều phối về BĐKH

TS. Stephen Tyler đặt vấn đề với việc nhắc lại yêu cầu của chính sách ở cấp quốc gia đối với các tỉnh của Việt Nam trong việc lập và thực thi kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, đặc biệt là Thông tư 50 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ, có hiệu lực từ ngày 20/11/2014, và từng bước giải thích tại sao Sở Tài nguyên Môi trường không thể thực hiện được nhiệm vụ lập kế hoạch này.

TS. Tyler đã đưa ra ví dụ về mô hình một đơn vị chuyên môn điều phối quá trình xây dựng kế hoạch hành động về BĐKH và đảm bảo lồng ghép hành động ứng phó với BĐKH vào kế hoạch của tất cả các đơn vị chuyên môn có liên quan, cũng như các vấn đề và thách thức đặt ra đối với mô hình này tại Việt Nam.

Bên cạnh các bài trình bày chính, hội thảo còn được nghe phần chia sẻ ngắn của 3 thành viên về các dự án đang diễn ra dưới đây:

Phần chia sẻ ngắn của Ms. Eva Huebner, tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) có đề cập tới các nội dung:

  • Báo cáo nghiên cứu chiến lược về Thoát nước đô thị bền vững trong bối cảnh BĐKH
  • Dự án rà soát bộ Tiêu chuẩn thiết kế về Thoát nước, mạng lưới và công trình bên ngoài TCVN 7957_2008
  • Kế hoạch xây dựng sách hướng dẫn về thoát nước đô thị bền vững trong bối cảnh BĐKH

Phần chia sẻ ngắn của Ms. Lisa Buggy, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) về dự án Nâng cao năng lực ứng phó với gánh nặng nhiệt của người lao động tại nơi làm việc khu vực đô thị

Trong phần chia sẻ này, Ms. Lisa nêu lên thực trạng làm việc của những người lao động ngoài trời trong điều kiện nhiệt độ mùa hè ngày càng gia tăng do BĐKH. Dự án đã hợp tác với ba doanh nghiệp tại Đà Nẵng nhằm đưa ra các hỗ trợ và công cụ cho doanh nghiệp để hiểu và cải thiện điều kiện lao động cũng như có các biện pháp bảo vệ cho người lao động, tránh gây ra gánh nặng nhiệt khi nắng nóng xảy ra.

Phần chia sẻ ngắn của TS. Michael DiGregorio, Quỹ Châu Á tại Việt Nam về các nội dung:

  • Dự án khối tư nhân về quản lý rủi ro thiên tai
  • Dự án nghiên cứu ở các tỉnh về nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong công tác ứng phó với BĐKH và giảm thiểu rủi ro thiên tai
  • Dự án sắp triển khai về xây dựng bộ chỉ số khả năng chống chịu của đô thị, hợp tác với ISET và Cục Phát triển Đô thị – Bộ Xây dựng

Ngoài ra, qua buổi hội thảo các thành viên cũng được giới thiệu về Mang lưới Các Thành phố Châu Á có khả năng thích ứng với BĐKH (ACCCRN), đây là mạng lưới tương tự như UCR-CoP ở Việt Nam nhưng với phạm vi rộng hơn ra các nước ở khu vực Châu Á. Để tham gia mạng lưới này, xin truy cập trang web acccrn.net

Để biết thêm thông tin từ các bài trình bày và chia sẻ trên xin truy cập trang Events. Tất cả các thành viên của UCR-CoP sẽ nhận được biên bản chi tiết các nội dung trình bày, chia sẻ và thảo luận liên quan.

Xin cảm ơn tất cả các thành viên đã tham gia và đóng góp vào các chia sẻ, thảo luận sôi nổi, hữu ích tại hội thảo.

 

Nguyễn Anh Thơ và Ngô Phương Thanh, ISET-Việt Nam

This entry was posted in Climate Change, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt, Working Group Meeting and tagged , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s