Xây dựng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu từ mô hình ngập lụt

Dự án “Xây dựng mô hình thuỷ văn và mô phỏng sự phát triển đô thị” do Quỹ Rockefeller – Hoa Kỳ tài trợ thông qua Viện Nghiên cứu Chuyển đổi môi trường và xã hội (ISET) được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt theo Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2011 với tổng vốn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài là 224.448 USD.

Dự án này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình liên kết thuỷ văn – thuỷ lực và hỗ trợ cơ sở dữ liệu cho Đà Nẵng để xem xét các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và phát triển đô thị phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội và công tác quản lý đô thị thành phố; Xây dựng mô hình thủy văn-thủy lực, lập các bản đồ ngập lụt đô thị ứng với các kịch bản phát triển đô thị, kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng khác nhau, để mô phỏng quy hoạch đô thị và xây dựng các hành động thích ứng với điều kiện khí hậu tương lai (sự thay đổi lưu lượng và dòng chảy của sông, cường độ lũ trên sông ngày càng trầm trọng do nước biển dâng, thay đổi chất lượng nước do xâm nhập mặn, tích tụ các chất ô nhiễm…); Nâng cao nhận thức của người dân và các cơ quan về tác động tiềm ẩn của Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng đến quá trình phát triển đô thị; Góp phần định hướng việc quy hoạch thành phố phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn biến ngày càng phức tạp; và Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tại các cơ quan về ứng dụng mô hình thủy văn-thủy lực trong công tác quản lý đô thị, thiết kế đô thị nhằm xây dựng khả năng thích ứng của thành phố trước các tác động tiềm ẩn của Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng đến quá trình phát triển bền vững của thành phố.

ISET đề xuất giải pháp quy hoạch phía nam thành phố.

Đến nay, dự án đã hoàn tất và đạt được nhiều kết quả quan trọng, qua đó, Văn phòng Biến đổi khí hậu kính giới thiệu đến đọc giả Tài liệu tóm tắt kết quả dự án. Tài liệu bao gồm 3 phần chính: (1) Mục tiêu chính của dự án, (2) Kết quả dự án; (3) Các giải pháp điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững từ kết quả mô hình thuỷ văn.

Bản điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Chúng tôi xin trích dẫn một số thông điệp chính của dự án như sau:

Phát triển đô thị ở vùng trũng thấp và vùng thoát lũ làm mực nước lũ dâng cao và thay đổi hình thái ngập lụt, gây ngập lụt trầm trọng hơn ở khu vực đô thị và những khu vực lân cận có cao trình thấp vốn đã thường xuyên ngập lụt tại Đà nẵng

Việc lập, thẩm định các đồ án Quy hoạch hạ tầng đô thị (đặc biệt là san nền, thoát nước) dựa trên cơ sở mốc báo lũ của các trận lũ quá khứ và số liệu thuỷ văn mực nước từ Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung Trung bộ sẽ không an toàn do quá trình phát triển đô thị và diễn biến của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai

 

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm tăng cường độ mưa và tần suất các đợt mưa cực trị ở Đà nẵng và các khu vực xung quanh

Việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Đà nẵng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 nếu theo hướng đô thị hoá toàn bộ khu vực phía nam thành phố thì có thể làm gia tăng mực nước lũ và tình trạng ngập lụt đô thị trong tương lai

Ngập lụt là vấn đề rất quan trọng cần phải từng bước được giải quyết

Theo kinh nghiệm thế giới về quy hoạch đô thị và phát triển những “thành phố xanh,” việc bảo vệ những vùng đất thấp, vùng thoát lũ để làm nơi trữ lũ khẩn cấp là cần thiết. Các khu vực này chỉ dành cho mục đích về giải trí và nông nghiệp

Người dân ở vùng trũng thấp bị ảnh hưởng thường xuyên của ngập lụt sẽ chịu sự gia tăng về thiệt hại và chi phí khắc phục hậu quả do ngập lụt gây ra

Ngập lụt làm ảnh hưởng tới vị thế của thành phố cũng như giá đất trong tương lai, đồng thời chính quyền thành phố sẽ tốn nhiều chi phí để khắc phục thiệt hại của cơ sở hạ tầng đô thị

Từ kết quả của mô hình và phương án tiếp cận do các chuyên gia ISET nghiên cứu, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Đà Nẵng nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung theo hướng mở rộng hành lang thoát lũ, giữ lại chỉnh trang đa số các khu vực nông thôn có cao độ thấp và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại các
khu vực ven sông nhằm thích ứng và giảm tối đa ngập lụt đô thị trong tương lai. Hiện nay, đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ Tướng phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013 theo hướng như trên.

Bạn có thể download file tài liệu (tiếng Việt và tiếng Anh) tại đây. Để biết thêm thông tin, vui lòng gửi email về địa chỉ: danang.ccco@gmail.com, chúng tôi sẽ phản hồi đến quý bạn đọc.

Mai Hương, CCCO Đà Nẵng

Bài viết của CCCO Đà Nẵng

Văn phòng thuộc Ban chỉ đạo thành phố Ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng

Chánh Văn Phòng: Ông Đinh Quang Cường

Địa chỉ: 42 Bạch Đằng, Đà Nẵng

Điện thoại: 0511.3888508 – Fax: 0511.3825321

Email: danang.ccco@gmail.com – Website: http://ccco.danang.gov.vn/

This entry was posted in Climate Change, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt and tagged , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s