Khả năng chống chịu với BĐKH của các đô thị có ý nghĩa sống còn

surat_flood_2013_taru_acccrn_1

Trong thập kỷ vừa qua, sự hiểu biết về các mối đe dọa cũng như nguy cơ mà các thành phố Châu Á phải đối mặt đã được cải thiện đáng kể không chỉ đơn thuần nhờ sự ra đời của Mạng lưới Các Thành phố Châu Á có Khả năng Chống chịu với BĐKH. Khả năng chống chịu với BĐKH của các đô thị (UCCR) liên quan tới khả năng của các thành phố trong việc quản lý các mối đe dọa mà cư dân với số lượng ngày càng tăng của đô thị phải đối mặt do BĐKH và các nguy cơ liên quan đến BĐKH gây ra. Ngoài mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề về BĐKH, UCCR cũng mang đến cho các thành phố cơ hội quý giá nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong phát triển đô thị.

Nhận thức về tầm quan trọng của khả năng chống chịu của các thành phố đối với phát triển đô thị cũng như lợi ích của việc đầu tư xây dựng khả năng chống chịu cho các thành phố đang ngày càng tăng lên. Cộng đồng phát triển quốc tế trước đây thường nói về khía cạnh quy hoạch để giảm thiểu rủi ro do thiên tai (DRR). Hiện nay, khả năng chống chịu là nhìn vào cách thức mà thành phố có thể chịu đựng, thích ứng và chuyển đổi, tập trung vào những lợi ích lâu dài hơn là  lợi ích trước mắt. Lịch sử đã cho thấy có vô vàn trường hợp các thành phố đã biến điểm yếu của mình thành các lợi thế. Hãy thử nghĩ về London sau Vụ cháy lớn (Great Fire) hay vụ thả bom Blitz. Chúng ta đã tái thiết với một tầm nhìn rõ ràng hơn về việc cần phải cải thiện như thế nào.

Không chỉ tập trung vào các mối đe dọa, UCCR nhận ra rằng, BĐKH có thể mang đến một loạt các hiểm họa không thể lường trước được. UCCR giải quyết các rủi ro như một phần của một nỗ lực lớn hơn, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản trị có sự tham gia và quy hoạch lồng ghép. Vấn đề quản trị là vấn đề cốt lõi. Nếu các thành phố muốn có khả năng chống chịu thực sự, cư dân của thành phố phải có tiếng nói: tham vấn với người dân sẽ giúp đưa ra những quyết định dài hạn tốt hơn.

UCCR cho thấy sự trưởng thành của chương trình nghị sự về BĐKH. Trong thập kỷ vừa qua, hoài nghi xung quanh vấn đề BĐKH đã dần lắng xuống, không chỉ nhờ cơ sở bằng chứng ngày càng nhiều, mà còn bởi các thành phố trên toàn thế giới đã phải ứng phó với những thay đổi thực sự mà họ đã trải qua tại chính thành phố mình. Thỏa thuận ký tại Hội nghị COP 21 tại Paris, tháng 12 năm 2015, đã ghi nhận điều này như một chương trình nghị sự toàn cầu. Với việc dân số đô thị được dự đoán sẽ chiếm 70% dân số thế giới vào năm 2050, các thành phố đã trở thành trung tâm của một tranh luận mà thuật ngữ thích ứng và giảm nhẹ được chuyển sang sử dụng sau đó. Công việc của Mạng lưới C40 (C40 cities) và Sáng kiến Hiệp ước của các Thị trưởng (Compact of Mayors) là minh chứng cho thấy các thành phố nhận ra vai trò tối quan trọng của mình trong việc giải quyết các vấn đề BĐKH.

Quan điểm mở của UCCR là thế mạnh chính, trong đó tập trung vào “khả năng tiếp tục tồn tại của các thành phố khi phải đối mặt với vô vàn mối đe dọa do BĐKH gây ra”. Ngày nay, UCCR bao gồm cả khả năng chuẩn bị và chịu đựng của thành phố trước các cố sốc bất ngờ, quan điểm này giống như trong tư duy về giảm thiểu rủi ro do thiên tai. UCCR cũng tập trung vào sự cần thiết phải trở nên thích ứng hơn với các áp lực ngày càng nhiều. Cuối cùng, đó là khả năng nhận ra cơ hội từ các áp lực để có tư duy khác biệt, xây dựng các chiến lược mới và chuyển đổi.

Phần thú vị nhất mà UCCR mang lại là vai trò của nó trong việc mang đến sự thay đổi về kiểu hình, đưa chúng ta vượt ra khỏi “sự phát triển thông thường”. Phát triển thường tập trung vào tăng trưởng kinh tế và đạt đến sự thịnh vượng nhưng không có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội và phát triển không bền vững. UCCR nhận thức được rằng, trong một thành phố, tác động của BĐKH lên các thành phần dân cư là không giống nhau, chính điều này thách thức các thành phố trong việc tạo ra hành động tập thể nhằm đem lại lợi ích chung cho tất cả mọi người.

Đối với các thành phố mới nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới, đặc biệt là các thành phố ở Châu Á, UCCR là một công cụ kịp thời bởi nó giúp giải quyết các vấn đề về phát triển. UCCR nhận ra rằng chất lượng phát triển đô thị và quản trị đô thị là chìa khóa không chỉ cho sự thịnh vượng, sức khỏe, mà còn cho khả năng tồn tại và phát triển của đô thị. UCCR chỉ cho chúng ta con đường tốt nhất để tiến bước tới tương lai.

(Dịch và đăng lại từ ACCCRN.net)

This entry was posted in Climate Change, disaster risk reduction, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt and tagged , , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s