Hội thảo: Chia sẻ kinh nghiệm quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng – Mô hình cảnh báo lũ sớm tại Quy Nhơn

1

Ngày 26 tháng 5 năm 2016 – Chương trình Quản lý tổng hợp nguồn nước và Phát triển đô thị trong mối liên hệ với Biến đổi khí hậu (BĐKH) do Vương quốc Bỉ tài trợ đã tổ chức hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quản lý rủi ro thiên tai thiên tai dựa vào cộng đồng – Mô hình cảnh báo lũ sớm tại Quy Nhơn. Tham gia hội thảo, đại diện các Ban điều phối dự án, các bộ ban ngành liên quan từ ba tỉnh dự án (Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận), các chuyên gia Ban hỗ trợ kỹ thuật từ Hà Nội đã cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm từ dự án Sự tham gia của cộng đồng trong mô hình cảnh báo lũ sớm và giảm thiểu rủi ro tại Quy Nhơn, mới được thực hiện thành công gần đây. Dự án này do Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET)Văn phòng Công tác về Biến đổi Khí hậu tỉnh Bình Định (CCCO Bình Định) thực hiện với nguồn tài trợ từ Quỹ Rockefeller trong khuôn khổ Mạng lưới các Thành phố có Khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN).

Tại Hội thảo, Tiến sỹ Nghiêm Phương Tuyến, cán bộ kỹ thuật, tổ chức ISET, cùng đại diện người hưởng lợi dự án từ một số khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt tại hai phường Nhơn Bình và Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn đã có phần trình bày chia sẻ về dự án tại Quy Nhơn. Đây là một cơ hội tốt cho các bên liên quan của Chương trình BĐKH do Bỉ Tài trợ học hỏi từ các kinh nghiệm mới đây của dự án tại Quy Nhơn, cũng như tìm cách áp dụng các bài học thành công đối với các tỉnh dự án do Bỉ tài trợ. Ngoài hệ thống cảnh báo lũ sớm và sự tham gia của cộng đồng, chương trình BĐKH do Bỉ tài trợ còn tập trung xây dựng năng lực cho cấp tỉnh và trung ương trong đánh giá các rủi ro liên quan đến BĐKH hiện tại và trong tương lai, cũng như thiết kế và thực hiện các giải pháp thích ứng như điều chỉnh kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH và các phương pháp thích ứng với BĐKH trong quy hoạch đô thị.

3

Bài học chính rút ra từ hội thảo là để có một giải pháp toàn diện trong quản lý rủi ro thiên tai, cần lồng ghép các hệ thống dự báo, cảnh báo, chuẩn bị và ứng phó. Dự án tại Quy Nhơn cho thấy, để có một hệ thống giảm thiểu rủi ro thiên tai hiệu quả không chỉ cần các thiết bị đo đạc và giám sát lượng mưa, mực nước sông, mà còn cần hệ thống làm việc dựa trên máy tính để dự báo mực nước sông, bản đồ ngập lụt nhằm diễn giải ý nghĩa của các mức độ ngập lụt và một hệ thống truyền tin cảnh báo cũng như thực hiện các hoạt động ứng phó với lũ. Kinh nghiệm từ dự án Quy Nhơn cho thấy tầm quan trọng khi huy động sự tham gia của chính quyền và cộng đồng địa phương vào quá trình chuẩn bị nhằm chia sẻ tin nhắn cảnh báo lũ và thực hiện các hoạt động ứng phó như sơ tán. Bằng cách áp dụng công nghệ dễ tiếp cận như hệ thống tin nhắn, dự án đã tính được thời gian cần thiết để nhận được dự báo, thông tin liên lạc cho các cấp lãnh đạo, và thực hiện các hành động ứng phó với lũ lụt giảm xuống chỉ còn 15 phút.

2

Hội thảo còn tổ chức chuyến tham quan thực địa cho các đại biểu đến xem thiết bị giám sát mực nước sông và nhà tránh lũ đa năng mới được dự án Quy Nhơn xây dựng.

Kết thúc hội thảo, các đại biểu chia sẻ cảm nghĩ trước những gì đã chứng kiến trong chuyến thực địa và cách thức chuyển giao áp dụng những bài học này vào các tỉnh dự án của mình.

(Tác giả: Ian Wood, Điều phối viên, Chương trình BĐKH tại Vietnam,  Cơ quan Phát triển Vương quốc Bỉ)

This entry was posted in Climate Change, disaster risk reduction, flood management, Vietnamese / Tiếng Việt and tagged , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s