Trong ngày thứ 3 và ngày cuối của diễn đàn, cả diễn giả và đại biểu tham dự đều tập trung vào các giá trị tiềm năng. Một mặt, diễn đàn cùng xem mạng lưới ACCCRN sẽ phát triển ra sao, làm thế nào để mạng lưới có thể định hình hoặc có những ảnh hưởng nhất định tới các mảng công việc khác của quỹ Rockefeller; mặt khác, đại diện cho các nỗ lực mới của quỹ Rockefeller cũng chia sẻ các thông tin cập nhật và các ý tưởng mới.
Ông Ashvin Dayal, Phó Chủ tịch quỹ Rockefeller và Giám đốc Quản lý tại Châu Á, đưa ra đánh gía toàn diện về khả năng chống chịu và lĩnh vực chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại đô thị. Quỹ đã thực hiện một phân tích về sự phát triển của lĩnh vực khả năng chống chịu và thấy rằng “ đây là một lĩnh vực mang tính thực hành, khả năng chống chịu đang tiếp tục phát triển ngày một mạnh mẽ và tích cực”. Phần lớn các phương pháp chống chịu sử dụng cách tiếp cận đa ngành, đây là phát hiện mới từ bộ phận nghiên cứu của quỹ Rockefeller. Điều này cũng được phản ánh trong những hỗ trợ từ quỹ tới nhiều các tổ chức đối tác mà đang tiếp cận xây dựng khả năng chống chịu từ quan điểm đa ngành đa lĩnh vực này. Tuy nhiên, ông Dayal cũng cho hay sự tham gia nhằm tăng cường khả năng chống chịu hiện phần lớn đang từ khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương, và cần có sự tham gia nhiều hơn từ những khu vực còn lại.
Bà Katherine Michonski, từ HR&A Advisors và là Giám đốc Học Viện tăng cường Khả năng chống chịu toàn cầu (GRA), đã đưa ra phác thảo về làm thế nào GRA có thể đưa vào yếu tố đa ngành đa lĩnh vực và mạng lại những thay đổi đột phá. Học Viện sẽ tổ chức một buổi thảo luận vào ngày thứ 4 của diễn đàn để tiếp thu các ý kiến chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia trong mạng lưới ACCCRN, nhưng cũng để kiểm tra phương pháp mới và giáo trình của mình lần đầu tiên ngoài Bắc Mỹ.
Ông Sachin Boite từ cơ quan phát triển quốc tế ARUP giới thiệu Bộ Chỉ số về khả năng chống chịu ở đô thị vừa công bố, trong đó đưa ra 12 mục tiêu cho các thành phố và có thể giúp thành phố xác định được điểm mạnh và điểm yếu, theo đó xác định được phần việc có sự kết hợp cả hệ thống có thể được tăng cường. Công cụ này hiện có thể được các thành phố sử dụng để kiểm tra khả năng chống chịu qua cổng thông tin trực tuyến.
Bà Carey Meyers từ quỹ Rockefeller trình bày về nỗ lực mới của quỹ nhằm tăng cường lĩnh vực khả năng chống chịu: sự tham gia của kỹ thuật số để liên kết các cộng đồng có khả năng chống chịu. Diễn đàn mới phiên bản beta này hiện được gọi là “Diễn đàn xây dựng khả năng chống chịu” (Resilience Recommender), đây là diễn đàn toàn cầu đầu tiên về khả năng chống chịu từ trước đến nay. Mục đích của diễn đàn nhằm kêu gọi đóng góp nội dung liên quan đến khả năng chống chịu từ những cán bộ làm công tác chuyên môn, những nội dung này sẽ phù hợp với nhu cầu và sự quan tâm của từng người sử dụng.
Trong các phiên họp tiếp theo, các chuyên gia từ quỹ Rockefeller và ACCCRN đã trình bày và thảo luận về sự dịch chuyển và phát triển của thuyết về khả năng chống chịu. Gopalkrishna Bhat từ TARU Leading Edge nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu được cách thức mà công tác xây dựng khả năng chống chịu cần tạo ra sự thay đổi hoàn toàn về các mối quan hệ trong phạm vi xã hội, kinh tế và chính trị. Bà khuyến khích các đại biểu tham dự thúc đẩy sự thay đổi mang tính dài hạn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố bằng cánh lồng ghép khả năng chống chịu. Bà cũng cho biết thay đổi cấu trúc trong cách tiếp cận về quản lý và thương mại là cần thiết giúp thành phố tăng cường hơn khả năng chống chịu.
Ông Sam Carter, Quỹ Rockefeller, tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi cách mà các tổ chức phát triển đang làm để có thể chuẩn bị tốt hơn trước nguy cơ ngày càng lớn và tác động khó đoán định hơn trong lĩnh vực này. Chương trình Hợp tác Tăng cường Khả năng Chống chịu trên Toàn cầu là một ví dụ được ông Carter đưa ra để minh chứng cách mà một tổ chức như Quỹ Rockefeller có thể xây dựng đối quan hệ đối tác nhằm thay đổi các tiêu chuẩn và đề xuất tài trợ nhằm để đổi cách thức chúng ta đang làm thông qua các dự án táo bạo và có tầm nhìn sâu rộng.
Ông Bryna Lipper, Phó Giám đốc Mạng lưới 100 Thành phố có Khả năng Chống chịu với BĐKH (100 RC) gợi ý Giám đốc về Chống chịu (CRO) tại các thành phố cần cùng nhau xây dựng cơ chế làm việc liên kết giữa các bộ, ban ngành, đây là yếu tố then chốt để xây dựng khả năng chống chịu cho toàn thành phố. CRO cũng cần tạo ra một mạng lưới liên kết quốc tế để họ có thể tham vấn và chia sẻ nguyện vọng với nhau, đây là một cách mới để xây dựng thông lệ làm việc tập thể. Mạng lưới 100 RC đã phối hợp với nhiều đối tác, từ khu vực tư nhân đến các cơ quan chính phủ, để chia sẻ rủi ro và lắng nghe ý kiến đóng góp về ứng phó trước các cú sốc và áp lực. Đối tác tư nhân của các tổ chức đã cho thấy sự quan tâm đầu tư vào các dịch vụ và sản phẩm mới để giúp các thành phố giải quyết tốt hơn các thách thức về khả năng chống chịu. Trong khuôn khổ sáng kiến 100 RC, nhiều lãnh đạo các thành phố đã cam kết dành tới 10% ngân sách của thành phố và cung cấp các nguồn lực sẵn có để xây dựng khả năng chống chịu.
Ông Paul Jeffery, dự án APIK do USAID tài trợ nhất trí với ý kiến cho rằng xây dựng mối quan hệ đối tác với khu vực tư nhân có vai trò quan trọng sống còn. Dự án APIK của USAID nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huy động sự tham gia của khối doanh nghiệp bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng khả năng chống chịu. APIK là dự án lớn nhất của USAID ở Châu Á, với ngân sách hỗ trợ khoảng 19 triệu đô. Dự án có những điểm đặc trưng để khắc phục các thách thức của các dự án về UCCR trong khu vực, cụ thể là dự án tập trung nhiều vào vấn đề quy mô. “Phương pháp bối cảnh” vận dụng một số kinh nghiệm của ACCCRN là một sáng kiến trong việc hỗ trợ cộng đồng đang chịu áp lực và phát triển nhanh xây dựng các phương pháp ứng phó xung quanh nguồn lực tự nhiên như lưu vực và hồ.
Bà Ratri Sutarto, Giám đốc Mạng lưới ACCCRN bế mạc hội thảo bằng việc cùng các đại biểu nhìn lại chặng đường lớn mạnh của mạng lưới, với hơn 800 thành viên trên toàn cầu như hiện nay. Bà nhấn mạnh sự kiện này chỉ là bước khởi đầu của một chương mới khi mà mạng lưới đã xây dựng được thương hiệu của mình và đang tìm kiếm các mô hình phát triển mới. Bà nói rằng chỗ đứng của mạng lưới một phần nhờ các thành viên chủ yếu là những người công tác trong lĩnh vực chống chịu với BĐKH và những thành công họ đã đạt được bằng các phương pháp dựa trên cộng đồng nhằm hỗ trợ cho người nghèo ở đô thị.
Ông Jenifer Bielman, Giám đốc Tổ chức Mercy Corps Indonesia và Bà Aniessa Delima Sari, Giám đốc Mạng lưới ACCCRN kết luận rằng, tầm quan trọng của khả năng chống chịu phải được các bên tham gia và liên quan nhìn nhận thích đáng và phía trước còn nhiều việc phải làm. Ông Bielman cũng nêu rõ ảnh hưởng to lớn mà Quỹ Rockefeller mang đến cho Tổ chức Mercy Corps với các phương pháp về xây dựng khả năng chống chịu được áp dụng trong tất cả các chương trình của tổ chức.
Bài viết được đăng lại và dịch từ ACCCRN.net.