Sự tham gia của cộng đồng là công cụ hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai tại đô thị

On the way to the Community Safe Shelter. Flood Early Warning System in Quy Nhon. Photo: ISET-Vietnam

Tổ xung kích giúp đỡ người dân trên đường đi tới Nhà cộng đồng an toàn. Diễn tập cảnh báo lũ sớm tại Quy Nhơn. Ảnh: ISET-Vietnam.

Có thể thấy Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) tại đô thị là một chủ đề nhận được sự quan tâm sâu sắc của các thành viên UCR-CoP khi buổi hội thảo đầu tiên của năm 2016 (tổ chức vào thứ sáu ngày 18/3/2016) đã hoàn toàn kín chỗ.  Hai dẫn chứng thành công về kết nối cộng đồng trong công tác giảm thiểu rủi ro thiên tại ở đô thị đã được chia sẻ tại hội thảo gồm: (1) Hệ thống cảnh báo lũ sớm tại Tp. Quy Nhơn; (2) Mô hình đồng quản lý Phòng chống lũ và sạt lở bờ sông tại Tp. Cần Thơ. Như thông lệ, các thành viên UCR-CoP có cơ hội chia sẻ và cập nhật về công việc của mình tại Góc Chia sẻ.

“CBDRM ở đô thị có gì giống và khác” so với CBDRM ở các khu vực nông thôn là câu hỏi được Tiến sỹ Stephen Tyler (ISET-Vietnam) đặt ra ngay ở phần đầu hội thảo. Hầu hết các vấn đề về rủi ro thiên tai xuất hiện ở các khu vực ven đô thị (Peri-urban), nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém trong khi có tốc độ đầu tư và mật độ dân số cao. Dưới đây là hai ví dụ về nỗ lực thực hiện CBRDM ở đô thị.

Giảm thiểu rủi ro ngập lụt cho người dân ở vùng Hạ lưu sông Hà Thanh và sông Côn, Tp. Quy Nhơn Ms. Nghiêm Phương Tuyến, ISET-Vietnam

Early Warning System Drill on October 2015 in Quy Nhon

Thời gian từ khi nhận tin nhắn tới khi di dời dân xong là 38 phút. Diễn tập Cảnh báo lũ sớm vào tháng 10 năm 2015. Đồ Hoạ: ISET-Vietnam

Tại Tp.Quy Nhơn, tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang được cảm nhận ngày càng khắc nghiệt hơn, đặc biệt là đối với những người không may mắn đã phải hứng chịu thiệt hại của những trận lũ lớn trong suốt hai thập kỷ qua. Dự án “Giảm thiểu rủi ro ngập lụt cho người dân ở vùng Hạ lưu sông Hà Thành và sông Côn, Tp. Quy Nhơn” nhằm mục đích khắc phục những khoảng trống còn tồn tại trong hệ thống cảnh báo lũ sớm tại Tp. Quy Nhơn, giúp người dân có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với lũ. Thành công của hệ thống cảnh báo lũ sớm là sự kết hợp của nhiều yếu tố như việc sử dụng thiết bị và công nghệ cao, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cũng như sự tham gia của cộng đồng.

Hiệu quả của mô hình cảnh báo lũ sớm trong việc giúp người dân ứng phó với lũ phần lớn nhờ sự tham gia trực tiếp của chính cộng đồng địa phương trong tất cả các giai đoạn của dự án. Trên thực tế, việc lắp đặt và vận hành hệ thống cảnh báo lũ sớm là công việc có phần dễ dàng hơn. Trong khi đó, được chính quyền địa phương phê duyệt và huy động sự tham gia của người dân mới chính là thách thức lớn nhất của dự án, bởi mục tiêu của dự án là xây dựng một mô hình cảnh báo lũ sớm mà lần đầu tiên cho phép các thông tin cảnh báo về lũ đến được với cộng đồng cùng thời điểm cán bộ chính quyền địa phương tiếp nhận những thông tin này.

Để biết thêm thông tin về dự án, xin xem bài trình bày của Ms. Nghiêm Phương Tuyến tại  trang sự kiện. Để biết thêm thông tin về dự án xem tại đây.

Speed Limit Sign. Photo: ISET-Vietnam

Biển báo hạn chế tốc độ. Ảnh: ISET-Vietnam

Mô hình đồng quản lý Phòng chống lũ và sạt lở bờ sông tại Tp. Cần Thơ – Mr. Kỷ Quang Vinh, Giám đốc văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu tại Tp. Cần Thơ (CCCO Cần Thơ)

Mr. Kỷ Quang Vinh đã trình bày một bức tranh tổng thể về tình hình sạt lở bờ sông tại Tp. Cần Thơ, những thách thức và khó khăn khi áp dụng phương pháp dựa vào cộng đồng ở khu vực đô thị cũng như bài học rút ra từ dự án.

Kết nối cộng đồng trong công tác quản lý bờ sông đóng một vai trò quan trọng giúp phòng chống sạt lở. Thuỷ triều dâng cao, lượng mưa lớn, giao thông đường thuỷ là các nhân tố chính làm tăng nguy cơ sạt lở bờ sông tại Cần Thơ, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống gần bờ. Dự án đã tổ chức các buổi Chia Sẻ Học Hỏi Đối Thoại (SLDs) nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào dự án, đặc biệt là người dân sống gần bờ sông. Người dân địa phương cũng tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến các biện pháp phòng chống sạt lở bờ sông, đưa ra ý kiến và đề xuất, đóng góp sức người và sức của trong công tác xây đắp bờ kè, xây dựng các hương ước và đóng vai trò chính trong việc thực hiện cũng như duy trì công việc đúng như hương ước đã đề ra.

EARLY WARNING SYSTEM DRILL

Bờ kè sinh học tại Cần Thơ. Ảnh: ISET-Vietnam

Bờ kè sinh học được xây dựng và đang phát huy tác dụng trong việc phòng chống sạt lở bờ sông. Thành công này là kết quả của nỗ lực chung giữa cộng đồng địa phương và các bên tham gia gồm chính quyền địa phương, các nhà khoa học và nhà tài trợ. Quá trình xây dựng bờ kè là một công việc đầy thách thức bởi nó đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và sức lực. Xin tham khảo bài trình bày của Mr. Ky Quang Vinh tại trang sự kiện. Xem tại đây.Để có thêm thông tin về dự án.

Góc chia sẻ

Sharing Corner Session. Photo: ISET-Vietnam

Góc chia sẻ. Ảnh: ISET-Vietnam

Tại góc chia sẻ, Ms. Chau Lai, Hội chữ thập đỏ Mỹ, đã chia sẻ với hội thảo về Công tác Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai tại Đô thị thực hiện ở Quảng Ngãi, Tam Kỳ và Hà Tĩnh. Hội chữ thập đỏ Mỹ đang làm việc với ISET và Trung tâm Quản lý Rủi Ro Thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xây dựng tài liệu hướng dẫn về Công tác giảm thiểu Rủi ro Thiên tai tại Đô thị.

Mr. Jerome Faucet, Hội Chữ thập đỏ Đức, chia sẻ Dự án Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai phối hợp với tổ chức GIZ tại Tuy Hoà và Quy Nhơn nhằm xây dựng phương pháp luận trong việc sử dụng phần mềm GIS để đào tạo các nhóm kỹ thuật tại địa phương, cũng như vẽ bản đồ nhằm hỗ trợ quá trình lập kế hoạch Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai và sơ tán người dân. Gần đây, dự án cũng nhận được nguồn tài trợ từ DIPECO để tiếp tục xây dựng phương pháp vẽ bản đồ dựa trên số liệu khoa học và dựa vào cộng đồng.

Ms. Lisa Buggy, COHED, cập nhật hội thảo về dự án Giảm thiểu gánh nặng về nhiệt (Heat Stress): Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phê duyệt  Giảm thiểu gánh nặng nhiệt là một hợp phần trong chương trình đào tạo về An toàn lao động. Hội thảo trực tuyến về Gánh nặng nhiệt do ACCCRN.net tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/3/2016. Tham khảo thông tin về hội thảo trực tuyến này tại đây.

Chia sẻ của Ms. Lê Thanh  Huyền, Văn phòng hợp tác Thụy Sĩ tại Việt Nam, về dự án đang thực hiện do Ngân hàng Thế giới tài trợ về Phát triển đô thị và khả năng chống chịu cho thành phố Cần Thơ. Bài học rút ra từ hội thảo hôm nay rất hữu ích cho dự án mà SECO đang thực hiện.

Mr. Phil Graham, Cơ quan phát triển Bỉ (BTC), một lần nữa chia sẻ với các thành viên mới về Chương trình Thích ứng với BĐKH – Tích hợp quản lý nước trong phát triển đô thị tại ba tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận. Mr. Phil Graham rất quan tâm tới chủ đề của hội thảo hôm nay, đặc biệt về mô hình cảnh báo lũ sớm bởi hợp phần về mô hình này cũng có trong chương trình ông đang thực hiện.

Mr. Miguel Coulier, Cán bộ Tư vấn về biến đổi khí hậu hiện đang làm tư vấn cho Tổ chức Care Vietnam về Tăng cường khả năng chống chịu cho dân di cư tại đô thị, giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích ứng với BĐKH tại Hải Phòng, Cần Thơ và Hà Nội. Mr. Miguel Coulier rất vui được gặp các thành viên để chia sẻ về bài học rút ra và thảo luận các vấn đề liên quan.

Hội thảo được tổ chức tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 18 tháng 3 năm 2016 tại Hà Nội. Một cán bộ của ADB có trụ sở tại Manila cũng tham gia hội thảo trực tuyến. Cách thức tham gia này hứa hẹn là môt phương thức hiệu quả nhằm khuyến khích những ai quan tâm đến vấn đề BĐKH tại đô thị tham gia vào các sự kiện và hội thảo của UCR-CoP mà không cần phải đến tận nơi nếu ở xa. Tham gia hội thảo còn có đại diện Văn phòng Điều phối về BĐKH Tp. Cần Thơ, đại diện cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng, đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ, trường đại học và các tổ chức tư vấn tại Việt Nam.

Để có thêm thông tin chi tiết về các bài trình bày tại hội thảo, xin mời xem tại trang sự kiên.

Tất cả các thành viên UCR-CoP sẽ nhận được Biên bản tóm tắt nội dung hội thảo. Xin chân thành cảm ơn sự tham gia và chia sẻ của các thành viên và hy vọng sẽ sớm gặp lại các bạn trong những hội thảo tiếp theo.

Ngô Thanh và Anh Thơ, ISET-Việt Nam

This entry was posted in Climate Change, flood management, Meeting Briefing, urban planning, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt and tagged , , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s