Tạo cơ sở thực chứng qua Bộ chỉ số Chống chịu cho các Đô thị Việt Nam

Cover_VNgày 16/12/2015, các thành viên của Cộng đồng Hành động Thích ứng với BĐKH ở Đô thị (UCR-CoP) đã có cuộc họp nhằm chia sẻ kiến thức và quan điểm về xây dựng cơ sở thực chứng nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định về quy hoạch đô thị tại Việt Nam. Các chủ đề được đề cập trong cuộc họp gồm nguồn dữ liệu, việc kết hợp các loại thông tin số liệu khác nhau để giải thích cho các kịch bản phức tạp, và tính phù hợp của từng số liệu đối với các chỉ số cụ thể. Sự kiện này được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các đại diện từ Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ Châu Á (TAF), các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, và các đơn vị tư vấn tại Việt Nam.

Các đại biểu đã thảo luận về những chủ đề này trên cơ sở hai bài trình bày sau đây, có thể tải về từ trang Event page của UCR-CoP.

Mr Duong 02

Mr Duong-01 Bài trình bày thứ nhất do TS. Nông Hữu Dương thuộc trường Đại học Nông nghiệp thực hiện, đã chia sẻ thông tin về dự án Lập bản đồ chuyển đổi đô thị tại Việt Nam. Phần trình bày và các thảo luận đã chỉ ra tầm quan trọng của khu vực ven đô (các khu vực chuyển tiếp giữa nông thôn và thành thị—Peri-urban). TS. Dương đã cung cấp các bản đồ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với các khu vực ven đô rộng lớn. Các đại biểu cũng thảo luận về số liệu nào thể được sử dụng cho việc phân loại khu vực ven đô. Trong trường hợp này, nghiên cứu đã xem xét các yếu tố bao gồm nguồn thu thập, hệ thống công trình vệ sinh tại hộ gia đình, sử dụng đất và mật độ thực vật phủ. Từ bài trình bày này, có thể thấy tiềm năng của việc sử dụng số liệu viễn thám và các chỉ số không gian khác để lập bản đồ các khu vực trong quá trình xây dựng bộ chỉ số chống chịu cho các đô thị tại Việt Nam (VNCRI), như được chia sẻ trong bài trình bày tiếp theo.

Screen Shot 2015-12-21 at 5.09.50 PMBài trình bày thứ hai do TS. Trần Văn Giải Phóng thuộc Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội-Quốc tế (ISET) thực hiện, đã chia sẻ thông tin về việc xây dựng bộ chỉ số VN-CRI cho Việt Nam. TS. Phóng đã giới thiệu với các đại biểu tham dự bản sơ thảo bộ chỉ số do ISET và TAF xây dựng với sự phối hợp của Bộ Xây dựng. Bộ chỉ số này được xây dựng dựa trên Khung Khả năng Chống chịu ở Đô thị của ARUP về xác định và xây dựng các chỉ số đo lường khả năng chống chịu với các cú sốc và áp lực. Dự án cũng đang xây dựng một bộ chỉ số nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết định về quy hoạch đô thị tại Việt Nam.

VNCRI_01 VNCRI-02

Hội thảo đã thảo luận sôi nổi về chủ đề này, liên quan đến các khía cạnh như làm thế nào để chọn lựa các thành phố thí điểm, các loại số liệu và nguồn số liệu có thể sử dụng, và làm thế nào để các thông tin thu được hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định. Thông tin thu được từ chỉ số của dự án sẽ cung cấp cơ sở sinh động và có giá trị cho tất cả các cấp liên quan của chính quyền, các nhà quy hoạch đô thị, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác.

VNCRIHội thảo lần này của UCR-CoP gồm các bài trình bày và thông tin thảo luận có giá trị về nguồn dữ liệu và quá trình cung cấp thông tin. Mọi ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi liên quan đến các thông tin và thảo luận tại UCR-CoP nói chung có thể cung cấp trong phần bình luận dưới đây hoặc gửi về địa chỉ email ucrmoderator@gmail.com.

Tất cả các thành viên của UCR-CoP sẽ nhận được biên bản nội dung chi tiết của hội thảo và các thảo luận liên quan. Xin cám ơn các thành viên đã nhiệt tình tham gia và đóng góp ý kiến tại hội thảo và hẹn gặp lại các thành viên trong năm 2016.

Caragh Reynolds và Phương Thanh, ISET

 

This entry was posted in Climate Change, flood management, urban planning, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt, Working Group Meeting and tagged , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s