– đây chính là chủ đề của hội thảo UCR-CoP tháng 11 lần này và cũng là dịp để các thành viên cùng nghe và thảo luận các kinh nghiệm và kết quả từ các dự án liên quan đến thay đổi rủi ro ngập lụt ở vùng ven đô, vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị ở một số thành phố ở Việt Nam và tham gia buổi khởi động và giới thiệu Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN) tại Việt Nam. Hội thảo được tổ chức tại văn phòng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Hà Nội vào ngày 11/11/2015 với sự tham gia của đại diện từ Sở Xây Dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Quy Hoạch Huế, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, văn phòng điều phối về BĐKH thành phố Đà Nẵng; các trường đại học; cơ quan thuộc Bộ Xây Dựng; các tổ chức phi chính phủ; mạng lưới ACCCRN; và các cơ quan tư vấn ở Việt Nam.
Phát triển đô thị ở vùng thấp trũng: Bài học kinh nghiệm từ đô thị An Vân Dương –TS. Đặng Minh Nam, Viện quy hoạch xây dựng TT Huế (HPI)
Ts. Đỗ Minh Nam đã chia sẻ kết quả dự án Phát triển các vùng ven đô thành phố Huế, mà cụ thể là đô thị An Vân Dương (AVD)—nơi nghiên cứu điền hình về phát triển đô thị ở vùng thấp trũng. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến gia tăng ngập lụt ở khu vực này và giải pháp khuyến nghị đã được đưa ra. Trong thời gian gần đây, ngập lụt ở Huế đã giảm do có hai hồ chứa đầu nguồn, tuy nhiên Mr. Nam nhấn mạnh vẫn cần phải lưu tâm đến vấn đề sự cố cực đoan và cần lưu ý có các kịch bản điều tiết hồ chứa thích hợp, đặc biệt trong quá trình lập các đồ án quy hoạch.
Bên cạnh đó, Mr. Nam cũng chia sẻ việc HPI đã xây dựng được công cụ BĐKH thông qua sự hỗ trợ của ISET và Cascadia, cộng cụ này giúp nhà lãnh đạo ra các quyết định phù hợp với các kịch bản và hiện đang được áp dụng vào quá trình lồng ghép thực hiện các quy hoạch trong địa bàn.
Nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thương vùng ven đô trong quá trình phát triển đô thị và BĐKH ở thành phố đà nẵng– Ms. Nguyễn Thị Kim Hà, Văn phòng điều phối về BĐKH thành phố Đà Nẵng (CCCO Đà Nẵng).
Ms. Hà đã chia sẻ với hội thảo về 2 kết quả nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề BĐKH, thông tin về vùng nghiên cứu Hoà Tiến, Hoà Châu và Hoà Xuân, cùng các kết luận và khuyến nghị tới các bên liên quan.
Ms. Hà cho biết nguyên nhân chính gây ra ngập lụt là (1) Công trình giao thông mới (Hiện khu vực hoà tiến, hoà châu có ít nhất 2 đường mới theo quy hoạch đến năm 2020); (2) Vận hành thuỷ điện ở thượng nguồn không nằm trong sự kiểm soát của Đà Nẵng; và (3) Sự gia tăng cao trình ở một số khu vực đơn lẻ, đặc biệt các vùng ở phía thượng lưu.
Một số khuyến nghị ở các cấp cụ thể như cấp Bộ và cấp Trung Ương cần có quy hoạch vùng để phối hợp phát triển đô thị để hạn chế ảnh hưởng lẫn nhau (Quảng Nam và Đà Nẵng). Việc kiểm soát quy hoạch cần được tăng cường từ cấp Bộ, cấp TW để kiểm soát quy hoạch.
Phát triển đô thị và rủi ro ngập lụt ở Việt Nam – TS. Stephen Tyler, ISET-Vietnam
Một điều rõ ràng là ngập lụt đô thị phần lớn là do các quyết định của con người gây nên. San lấp đất chỉ chuyển dịch vấn đề, làm thay đổi độ sâu và dòng chảy của nước một cách khó xác định, khiến người dân bị bất ngờ khi đợt lũ tiếp theo tới, khi hình thái lũ khác so với các trận lũ lịch sử và cách đối phó với lũ không còn có tác dụng nữa. Thiếu các thông tin về quy hoạch, đầu tư, v.v…người dân sẽ đành phải tự giải quyết các vấn đề mà thường tốn kém chi phí và còn làm cho hệ thống thoát lũ bị ảnh hưởng, khiến cho những hộ dân nghèo bị đẩy sâu hơn dưới nước lũ.
Ts. Stephen Tyler cũng đề cập tới vấn đề thực hiện quy hoạch đô thị không đồng nhất ví dụ như ở Việt Nam rất nhiều công sức dành cho việc xây dựng kế hoạch, nhưng sau đó lại được điều chỉnh để phù hợp với các nhà đầu tư sau này; chương trình dài hạn về phát triển đô thị không được thực hiện theo trình tự mà nó được thiế kế; giai đoạn đầu của việc đầu tư hạ tầng thường là xây đường và thường tốn kém mà sau đó, chính quyền địa phương không có đủ kinh phí để xây dựng hệ thống thoát nước; các khu đô thị mới được coi như công cụ quảng cáo hơn là để được thực hiện theo một cách chiến lược và tuần tự.
Ts. Stephen Tyler cũng chia sẻ một vài cách ứng phó về hạ tầng và quy hoạch cho các vấn đề kể trên như tạo thêm không gian cho nước, các quy hoạch xây dựng để đối phó với những tác động từ bên ngoài, có sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn, v.v…
Chia sẻ từ Mr. Ian Wood (BTC) về các chương trình giữa chính phủ Bỉ và chính phủ Việt Nam
- Trang bị cho chiến lược tăng trưởng xanh: giảm thiểu tác động của BĐKH, hỗ trợ các hoạt động và sáng kiến tăng trưởng xanh.
- Thích ứng với BĐKH: Tích hợp quản lý nước trong phát triển đô thị ở 3 tỉnh thành (Hà Tĩnh Ninh Thuận và Bình Thuận). Về tổng quan, dự án sẽ dành một vài năm tìm hiểu các vấn đề về ngập lụt, chi tiết hoá biến đổi khí hậu, mô hình thuỷ văn, hệ thống đô thị, quản lý nước đô thị. Mục đích là để sử dụng các nghiên cứu khác về xâm nhập mặn trong bối cảnh BĐKH, sạt lở bờ sông, tác động của BĐKH và sử dụng những thông tin này để thông báo một số vấn đề (như cập nhật kế hoạch hành động, hệ thống lập kế hoạch), sử dụng thông tin mô hình thuỷ văn để làm cơ sở đưa lên các nhà hoạch định, Sở NN &PTNT, Sở TNMT và các bên liên quan.
Chia sẻ từ Ms. Lê Thị Thanh Huyền, Swiss Cooperation Office for Vietnam (SDC/SECO) về dự án “Phát triển đô thị và khả năng chống chịu cho thành phố Cần Thơ” cùng Ngân Hàng Thế Giới trong đó có chú trọng đến vấn đề chống chịu với BĐKH và ngập lụt, cải thiện quản lý đô thị.
Giới thiệu “Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu” – Mr. Jim Jarvie đại diện mạng lưới ACCCRN, Mercy Corps
Tóm tắt bài trình bày về giới thiệu mạng lưới ACCCRN.net có thể được xem tại đây. ACCCRN.net là mạng lưới tương tự như UCR-CoP ở Việt Nam nhưng với phạm vi rộng hơn ra các nước ở khu vực Châu Á. Để tham gia mạng lưới này, xin truy cập trang web acccrn.net.
Để biết thêm thông tin từ các bài trình bày và chia sẻ trên xin truy cập trang Events.
Tất cả các thành viên của UCR-CoP sẽ nhận được biên bản chi tiết các nội dung trình bày, chia sẻ và thảo luận liên quan. Xin cảm ơn tất cả các thành viên đã tham gia và chia sẻ tại hội thảo và mong sớm được gặp các thành viên vào các buổi gặp gỡ tiếp theo.
Thanh Ngo, ISET-Vietnam