Quy hoạch đô thị và Chống chịu với BĐKH ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Ngập lụt ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2050. Nguồn: Viện Quy Hoạch Thuỷ Lợi Miền Nam

Ngập lụt ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2050. Nguồn: Viện Quy Hoạch Thuỷ Lợi Miền Nam

Ngập lụt đô thị đang ngày càng gia tăng ở khu vực miền Nam Việt Nam, thu hút sự quan tâm của chính quyền cấp quốc gia. Tuy nhiên, hiện có rất ít giải pháp thực tiễn được đưa ra. Tăng trưởng đô thị nhanh, cùng với tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng, sụt lún đất và BĐKH đã góp phần tạo thêm thách thức cho việc giải quyết vấn đề này.

Trong một hội thảo tổ chức tại Cần Thơ ngày 27/10/2015, các đại biểu ở cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương được chia sẻ rằng không có một giải pháp riêng lẻ nào, và cũng không có nhóm giải pháp nào là hoàn hảo cho vấn đề này. Cần có nhiều hành động ở nhiều quy mô khác nhau, nhưng bất cập quan trọng nhất hiện nay là thiếu cơ chế chia sẻ thông tin và tính phối hợp trong quá trình lập kế hoạch giữa các đơn vị và ở các quy mô khác nhau.

Screen Shot 2015-10-29 at 7.05.59 PM

Tuy đầu tư vào cơ sở hạ tầng là cần thiết, cơ sở hạ tầng cứng có những hạn chế nhất định trong giải quyết các vấn đề về lũ lụt. Đê kè có thể ngăn không cho nước xâm phạm vào một khu vực, nhưng lại đẩy nước ra một khu vực khác thấp hơn. Khi cường độ mưa cao hơn, ngập lụt vẫn có thể xảy ra ở khu vực được đê bảo vệ, và khi ấy việc thoát nước sẽ khó khăn hơn. Trong các điều kiện mới và bất định về khí hậu, đê kè có thể gặp sự cố và không đáp ứng được. Theo TS. Hồ Long Phi thuộc Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, cũng cần có các biện pháp linh hoạt khác, như thoát lũ từ từ, trữ nước và tạo điều kiện cho quá trình thẩm thấu. TS. Phi nhấn mạnh rằng các thành phố cần cho phép nhiều không gian hơn cho nước, thay vì san lấp và phát triển toàn bộ quỹ đất. Tuy hầu hết thời gian, hệ thống cơ sở hạ tầng phòng hộ lũ và thoát nước có thể thực hiện tốt chức năng của nó, các thành phố cần sẵn sàng tư thế trước các điều kiện cực đoan mà cơ sở hạ tầng sẽ gặp sự cố và bị vô hiệu hóa. Các nhà kỹ sư, nhà quy hoạch đô thị và quản lý thiên tai cần hợp tác với nhau trong quy hoạch và thiết kế để trong trường hợp sự cố xảy ra, các hệ thống vẫn đảm bảo được tính an toàn và tránh được thảm họa.

TS. Phi nhấn mạnh rằng các thành phố cần cho phép nhiều không gian hơn cho nước, thay vì san lấp và phát triển toàn bộ quỹ đất

TS. Phi nhấn mạnh rằng các thành phố cần cho phép nhiều không gian hơn cho nước, thay vì san lấp và phát triển toàn bộ quỹ đất

Phát triển đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng đồng hành với phát triển kinh tế và tăng trưởng thương mại, dịch vụ. Sự thay đổi này có thể còn được khuyến khích trong bối cảnh BĐKH, làm tăng rủi ro cho nông dân và làm gia tăng lượng người di cư từ nông thôn ra thành thị. Mỗi ngành đều xây dựng các ưu tiên và chiến lược riêng của ngành mình, nhưng giữa các ngành lại thiếu sự phối hợp hiệu quả và thường tạo ra những tác động tiêu cực không mong muốn, như khi hạ tầng giao thông mới làm ngăn dòng chảy thoát lũ và tăng rủi ro ngập lụt tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Hội thảo cho thấy việc sử dụng các khái niệm và cộng cụ xây dựng khả năng chống chịu là phương pháp hữu ích để đối phó với tính bất định của đô thị hoá và BĐKH. Hội thảo cũng khuyến khích cách tiếp cận linh hoạt và đa dạng, qua đó củng cố cả cơ sở hạ tầng lẫn các vùng đệm hệ sinh thái. Mặt khác, hội thảo cũng khuyến khích các phương pháp sáng tạo để duy trì chức năng của các hệ thông đô thị như hệ thống cấp nước hay giao thông cả trong điều kiện ngập lụt. Tập trung vào khả năng chống chịu còn có nghĩa là cần tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để xác định, lập kế hoạch và phối hợp các biện pháp thực hiện.

Hội thảo đã đưa ra một số ví dụ về những thất bại trong quy trình lập kế hoạch dẫn tới gia tăng rủi ro ngập lụt ở vùng ven đô của các thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ và Quy Nhơn qua các nghiên cứu mà ISET đã thực hiện cùng các đối tác địa phương trong năm qua. Theo những nghiên cứu này, sự thiếu phối hợp giữa các ngành hoặc quy hoạch ở địa phương và các dự án quốc gia là một vấn đề lớn. Những kinh nghiệm này cũng chỉ ra một lần nữa giá trị của các cơ chế, công cụ và kiến thức chuyên môn mới ở cấp địa phương để góp phần đưa yếu tố xây dựng khả năng chống chịu với BĐKH vào quá trình lập kế hoạch. Một số giải pháp thiết thực đã được đưa ra để giải quyết những bất cập này, tuy nhiên vẫn cần có các dự án thí điểm quy mô nhỏ để kiểm chứng những giải pháp này và tích lũy các kiến thức chuyên môn liên quan.

Mọi thông tin liên quan đến các tài liệu, nghiên cứu, báo cáo đã chia sẻ tại hội thảo, xin liên hệ với ISET qua infovn@i-s-e-t.org.

Hình ảnh của hội thảo có thế được xem qua trang Facebook của CCCO Cần Thơ.

Stephen Tyler, Cố vấn cao cấp, ISET

This entry was posted in Climate Change, flood management, urban planning, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt and tagged , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s