Biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Chia sẻ học hỏi và đối thoại ở thành phố Cần Thơ

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam là nơi sông Mekong chảy ra biển Đông. ĐBSCL có tổng diện tích khoảng 40 nghìn km2 và dân số khoảng 18 triệu người (khoảng 22% tổng số dân của Việt Nam). Đất đai ở đây phần lớn được sử dụng vào các hoạt động nông nghiệp khác nhau như trồng lúa, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.

Can Tho_SLD 3

ĐBSCL được xác định là một khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng và lũ lụt nghiêm trọng. Các tác động này đã và sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, vượt ra ngoài các chiến lược đối phó của cộng đồng địa phương. Trong khi đó, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ngày càng nhiều sức ép đối với quản lý sử dụng đất và tài nguyên nước, gây ra những tác động môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi của địa phương. Tuy nhận thức liên quan đến các tác động này đang dần được nâng cao, tạo ảnh hưởng tới quá trình đàm phán và hợp tác chính sách cấp vùng ở các tỉnh ĐBSCL, nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm.

Ngày 20/06/2014, một hội thảo cấp vùng đã được tổ chức tại thành phố Cần Thơ, với sự chủ trì của Văn phòng Công tác về Biến đổi Khí hậu thành phố Cần Thơ (CCCO). Hội thảo là cơ hội cho các đại biểu đến từ 12 tỉnh thành ở khu vực ĐBSCL tìm hiểu về văn phòng CCCO và các đóng góp của CCCO vào quá trình xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ, với sự hỗ trợ của Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội-Quốc tế (ISET-Quốc tế). Văn phòng CCCO được thành lập từ năm 2011 dưới sự tài trợ của Quỹ Rockefeller trong chương trình Mạng lưới các Thành phố Châu Á có Khả năng Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (ACCCRN). CCCO chịu trách nhiệm xây dựng và điều phối tất cả các dự án về thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố, với sự hợp tác của các cơ quan tư vấn và các bên liên quan khác ở địa phương.

Hội thảo tập trung vào các nội dung về tầm quan trọng của việc lồng ghép tốt hơn các tác động của biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch của các ngành khác nhau, và yêu cầu về áp dụng các kiến thức và kinh nghiệm của cộng đồng vào quá trình lập kế hoạch.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, ông Đào Anh Dũng đã chia sẻ với hơn 70 đại biểu tham dự hội thảo:

“Việc thành lập văn phòng CCCO là một trong những thành công lớn nhất của thành phố Cần Thơ trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Với sự tài trợ của Quỹ Rockefeller, và các hỗ trợ tích cực của ISET và Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS), CCCO Cần Thơ đã chủ động xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, và thực hiện các dự án can thiệp về nhiều lĩnh vực như môi trường, nước sạch, y tế, xây dựng, nhằm xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực đô thị.”

Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu tại hội thảo

Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu tại hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng có cơ hội thảo luận về những vấn đề và tác động ở vùng ĐBSCL. Thảo luận tập trung vào hiện trạng là ở Việt Nam có rất nhiều chính sách khác nhau ở cấp quốc gia cũng như hướng dẫn của địa phương về lập và triển khai kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng quá trình thực thi ở mỗi ngành, mỗi địa phương còn mang tính đơn lẻ. Các đại biểu nhất trí rằng tình trạng này gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể và lồng ghép vào các nội dung liên quan ở cấp vùng và liên vùng.

Trong thời gian tới, thích ứng với biến đổi khí hậu cần có sự hợp tác và nỗ lực của nhiều ngành và nhiều bên liên quan. Hơn bao giờ hết, cần có sự tham gia và hỗ trợ của các diễn đàn chia sẻ học hỏi như hội thảo do CCCO Cần Thơ tổ chức, nhằm tạo đà cho những đối thoại tiếp nối về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Huy Nguyễn và Danielle Cleal, ISET-Việt Nam

This entry was posted in Climate Change, Meeting Briefing, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s