Hội nghị quốc tế về Kinh tế Đại dương bền vững và Thích ứng với biến đổi khí hậu tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 3/2020

Ngày 4/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp báo cáo về công tác chuẩn bị Hội nghị quốc tế về Kinh tế Đại dương bền vững và Thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội nghị dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 3 năm 2020 tại thành phố Đà Nẵng.

Báo cáo tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tạ Đình Thi cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà sau cuộc làm việc với Đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, Tổng cục đã xây dựng và hoàn thiện Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Đề án tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Hội nghị dự kiến có trên 400 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự, sẽ cùng bàn thảo về mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế biển xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: TTXVN

Continue reading

Posted in Climate Change, disaster risk reduction, urban planning, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt | Tagged , , , , , | Leave a comment

ĐBSCL trước thách thức chưa từng có

Giữa mùa nước nổi ĐBSCL mênh mông gợi lại ký ức đầy cảm xúc từ thời xa xưa cha ông vượt qua hai “đại giang” sông Tiền, sông Hậu mở đất phương Nam. Lịch sử hàng trăm năm kiến tạo hình thành nên vùng châu thổ rộng lớn.

Một vùng “mưa thuận, gió hòa”, thiên nhiên hào phóng, đất nỡ, sông bồi…đẩy mũi thuyền Cà Mau tiến ra biển mỗi năm hàng trăm mét. Nhưng rồi câu chuyện hôm qua đã chuyển sang một chương mới trước thời tiết biến đổi khác thường. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học và thực tế cuộc sống cư dân trong vùng đã nhận diện “thiên tai và nhân tai”.

Một câu chuyện thời sự nóng đan xen thách thức hy vọng tạo ra cơ hội vì mục tiêu phát triển bền vững cho cả vùng. Báo NNVN có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ). Ông Trung từng theo học chuyên ngành thủy nông, nghiên cứu sinh tại Hà Lan.

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ). Ảnh: HĐ.

Thời sự sụp lún và tác nhân

Hai năm qua sạt lở đã gióng lên hồi chuông báo động. Trên bản đồ trực tuyến sạt lở ĐBSCL cảnh báo dày đặc 226 điểm/423km chiều dài theo ven bờ sông, bờ biển khắp 12 tỉnh, thành phố. Ông nghĩ gì về những thách thức đáng lo ngại nhất cho vùng đất này?

Tôi cho rằng sạt lở và sụt lún đang là thách thức chưa từng có. Có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất tác động từ quá trình tự nhiên như dân gian thường nói “Sông sâu bên lở, lở bên bồi”. Continue reading

Posted in Climate Change, disaster risk reduction, flood management, urban planning, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt | Tagged , , , , , | Leave a comment

Hà Nội nỗ lực xanh hóa không gian đô thị

Kinhtedothi – Biến đổi khí hậu cùng với tốc độ đô thị hóa đang là nguyên nhân trực tiếp gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí tại các TP lớn trên thế giới nói chung và Hà Nội nói riêng….

Trong nhiều giải pháp cải thiện môi trường mà các chuyên gia đã khuyến nghị có giải pháp trồng cây xanh và kế hoạch bổ sung, trồng mới 600.000 cây xanh của Hà Nội được đánh giá là tích cực và khả thi.

Công viên Nghĩa Đô với những mảng xanh. Ảnh: Phạm Hùng

Hệ lụy từ việc thiếu cây xanh

Từ cuối tháng 9 đến nay, ô nhiễm không khí tại Hà Nội tăng cao. Tại nhiều điểm đo được vượt ngưỡng vàng, lên ngưỡng tím – ngưỡng cực kỳ có hại cho sức khỏe con người. Theo nhiều chuyên gia, thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet, sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm hay gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau… Continue reading

Posted in Climate Change, urban planning, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt | Tagged , , , , , | Leave a comment

Quản lý phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh

Có rất nhiều cách thức để đi đến đích TTX, tuy nhiên quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) chiếm một vị trí rất quan trọng.

Đặt vấn đề

Nhằm giải quyết cân bằng mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, xu hướng tăng trưởng xanh (TTX) đang là xu hướng toàn cầu. Tại Việt Nam, chiến lược TTX cũng đã được khẳng định trong giai đoạn 2014-2020(1).

Có rất nhiều cách thức để đi đến đích TTX, tuy nhiên quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) chiếm một vị trí rất quan trọng vì đô thị chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên những vấn đề về môi trường và phát thải (mặc dù các thành phố chỉ chiếm 0,4% bề mặt trái đất nhưng đó là nơi phát ra 70% khí nhà kính. Theo sự phát triển của đô thị trên thế giới, các thành phố phải chịu trách nhiệm cho sự phát thải lên đến 76% trước năm 2030 [8]. Ngoài ra, thành phố chính là động lực của phát triển kinh tế. Có thể nói rằng TTX chính là đích đến, là mục tiêu cần đạt được trong khi (QLPTĐT) chính là một trong những cách thức để đi đến mục tiêu đó. Bài viết sẽ đi vào phân tích nội dung của TTX, những nội dung QLPTĐT sẽ được đề xuất để đạt được mục đích này. Bài báo cũng sẽ thảo luận về vấn đề trong QLPTĐT tại Việt Nam để có thể theo đuổi mục tiêu TTX.

Tăng trưởng xanh

Phương án quy hoạch tổng thể cho Quận Jurong Lake Singapore theo hướng TTX. Nguồn Internet

Continue reading

Posted in urban planning, Urban resilience, Vietnamese / Tiếng Việt | Tagged , , , , , | Leave a comment